Tết Nguyên Đán là khởi đầu của một năm mới, là bắt đầu mới cho tất cả mọi công việc. Ngoài ra, tết còn là dịp đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vì thế, gia đình dù có khó khăn, người ta vẫn không thể qua loa việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ cho năm mới đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Trong đó, gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Vậy ý nghĩa món gà luộc ngày Tết là gì và bí quyết làm sao để có đĩa gà cúng vàng ươm, trang trọng và đẹp mắt?
Gà cúng ngày tết
Ý nghĩa món gà luộc ngày Tết
Cành đào đỏ, nhánh mai vàng, bánh chưng bánh tét xanh, con gà luộc vàng là những sắc màu không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.
Không biết từ bao giờ mà món gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ với niềm tin của phần đông người dân Châu Á, màu vàng mang đến nhiều điều may mắn và thuận lợi.
Năm mới là thời điểm của niềm hy vọng, lời chúc tốt đẹp cho nhau năm mới an, khang thịnh vượng. Gà luộc tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Vì thế, khởi đầu một năm mới với món gà luộc vàng óng để gia đình bạn có được khởi đầu may mắn và cầu gì được nấy.
Do đó, không biết từ khi nào, gà luộc được chọn làm món ăn khởi đầu cho năm mới nhiều may mắn.
Không chỉ ngày Tết cổ truyền, mà gà luộc còn là món chính trong các mâm cỗ quanh năm, bữa tiệc, ngày cưới hỏi, giỗ chạp. Có thể thấy gà luộc vàng ươm, thêm chút lá chanh xanh xắt nhỏ là món ăn tuyệt đối không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt.
Bí quyết luộc gà đẹp mắt trong mâm cỗ ngày Tết
Luộc gà không khó nhưng cần có bí quyết thì món ăn mới ngon, da giòn, xương không bị vụn và màu sắc đẹp mắt.
-
Bước 1: Chọn gà cúng phải là gà trống tơ mào cờ đỏ tươi, chân vàng, ức đầy; nên chọn gà ta thì thịt sẽ dai và da vàng óng.
-
Bước 2: Tạo dáng gà luộc cánh tiên bằng cách bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi gà và chỉ buộc cố định 2 chân gà lại. Để món luộc gà không bị nứt, sau khi làm sạch và sơ chế, cho gà vào nồi, thêm nước lạnh ngập gà rồi đặt lên bếp đun sôi. Với cách này, thịt gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong, chín đều và da không bị nứt.
-
Bước 3: Luộc gà trong lửa lớn, đến khi nước sôi lên thì hạ nhỏ lửa để nước sôi từ từ. Đợi nồi gà luộc sôi khoảng 5 phút, bạn hạ nhỏ lửa hết cỡ và tiếp tục đun khoảng 5 phút rồi mới tắt bếp và đậy kín vung chừng 20 phút nữa. Thông thường, thời gian luộc chín gà trung bình 30 phút, nhanh hơn có thể 20 phút, còn nếu muốn gà chín đều, vàng óng thì phải luộc ở mức lửa nhỏ khoảng chừng 45 phút.
-
Bước 4: Sau khi luộc gà xong, bạn thả ngay vào trong thau nước càng lạnh càng tốt để da gà săn lại và căng bóng, cách này cũng giúp da gà giòn. Muốn da gà vàng ươm bạn hãy giã nát ít nghệ vàng rồi vắt lấy nước và trộn với mỡ gà đã rán vàng rồi quét một lớp mỏng lên da gà.
-
Bước 5: Khi bày gà luộc cúng lên đĩa, chúng ta nên đặt sao cho đầu gà hướng lên và ngậm thêm bông hoa hồng để thể hiện ước mong mọi điều được an lành, hạnh phúc
Ý nghĩa món gà luộc ngày Tết rất lớn, đem lại giá trị tinh thần và bản sắc riêng cho dân tộc. Cho dù cuộc sống hiện đại đến mấy thì mâm cỗ ngày Tết vẫn luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi tâm hồn Việt.
Đăng nhận xét